Các chủ đề

Bài viết xem nhiều nhất

Được tạo bởi Blogger.

Tổng số lượt xem trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn GIAO TIẾP. Hiển thị tất cả bài đăng

Thăm Hỏi Người Lớn Như Thế Nào?

Đã bao giờ bạn muốn đi thăm một ai đó hoặc bị bố mẹ bắt thay mặt thăm hỏi ai đó nhưng lại cực kỳ bối rối vì không biết sẽ nói với họ chuyện gì, đi vào thời điểm nào và mua quà gì cho họ? Người lớn tuổi thường khó tính và hơi nghi thức, và sự cách biệt thế hệ làm cho bạn cảm thấy chẳng hứng thú gì khi thăm hỏi, tới nhà chơi… dù về phía họ lại rất mong muốn gặp bạn. Bạn sẽ nói chuyện gì với họ? Mua quà gì đây? Cư xử thế nào để làm hài lòng người lớn tuổi? Tham khảo một vài ý kiến sao để áp dụng xem sao nhé:

nghe thuat giao tiep voi nguoi lon tuoi Nghệ thuật giao tiếp: Thăm hỏi người lớn như thế nào?
1. Chọn thời điểm thích hợp để tới nhà
Không phải hễ cứ mong muốn là bạn có thể tới thăm nhà người quen lúc nào cũng được. Nếu cuộc thăm viếng chẳng có gì gấp gáp, hãy cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp. Nếu người lớn tuổi còn đang bận đi làm, hãy chọn vào dịp cuối tuần là lúc họ rảnh rỗi nhất (và bạn cũng không phải tới trường hay nơi làm việc). Nếu bạn chỉ có ý định ghé thăm một lát, hãy đến vào giờ giữa buồi như 3h chiều (đảm bảo là họ đã ngủ trưa xong), 10 giờ sáng (đảm bảo họ đã thức giấc). Đừng đến vào sát giờ ăn cơm hay đúng lúc nhà người khác đang dùng cơm: sẽ rất bất tiện và khó xử cho cả chủ và khách. Trừ khi bạn đã thân thiết với chủ nhà, còn nếu mối quan hệ đang ở mức quen biết, hãy lưu ý vấn đề này nhé.
Mặt khác, nếu người mà bạn tới thăm đã về hưu hoặc chỉ ở nhà nội trợ, và bạn cũng không vướng bận vào giờ hành chính nhiều, hãy tới thăm họ vào các ngày trong tuần. Cuối tuần, con cái tụ họp – họ sẽ tất bật cùng sự đoàn tụ. Ở ngày thường, họ thường chỉ ở nhà một mình vì vậy sự viếng thăm của bạn sẽ vô cùng có ý nghĩa với họ.
2. Mua quà gì tới?
Trừ khi bạn đến gia đình họ quá thường xuyên, tốt hơn là nên mua một món quà gì đó. Không hẳn là quá trang trọng hay đắt tiền: có thể chỉ là bó hoa nhỏ, hộp bánh, hộp chè xanh, một ít trái cây, đặc sản nào đó… Giá trị vật chất không lớn nhưng bạn sẽ làm họ vui lòng và khiến mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Những cấm kỵ: đừng mua quà quá đắt tiền so với tình hình tài chính của bạn: bạn sẽ khiến họ thấy không thoải mái hoặc nghi ngờ bạn đang dùng quà để nhờ họ giúp đỡ chuyện gì đó…
3. Thăm hỏi bao lâu?
Bạn đừng nghĩ thăm hỏi thì càng lâu càng tốt. Nhiều người sẽ bận bịu vào thời điểm bạn đến thăm, hoặc họ không được khỏe nên không thể tiếp chuyện lâu được. Hãy biết xem xét thái độ của họ. Nếu họ cứ nhấp nhổm nhìn đồng hồ hoặc báo trước với bạn là có bạn bè của họ đến chơi…, hãy khéo léo xin phép họ ra về sớm.
Thời gian thăm hỏi thông thường khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Nếu người lớn tuổi muốn bạn đến ăn cơm với gia đình họ, hãy mua ít hoa quả tới và tới trước giờ ăn khoảng 30 phút để giúp họ chuẩn bị bữa ăn.
4. Nói chuyện gì đây?
Nhiều bạn thắc mắc không biết sẽ nói chuyện gì với người lớn tuổi vì sự chênh lệch tuổi tác, khác biệt về sở thích, mối quan tâm… Vì vậy, chỉ ngồi uống nước một lát là bạn đã thấy “không có chuyện gì để nói”. Với người lớn tuổi, hãy nói chuyện về các chủ đề:
- Hỏi thăm sức khỏe
- Hỏi thăm các thành viên trong gia đình
- Hỏi thăm hoạt động gần đây của họ “có đi đâu chơi không, có ra công viên tập thể dục không, …)
- Kể chuyện tình hình học tập, làm việc, gia đình của bạn. Nếu người lớn tuổi quen biết với bố mẹ bạn, hãy kể cho họ nghe chuyện về bố mẹ. Thể hiện sự quan tâm của bố mẹ với cuộc sống hàng ngày của họ.
- Yêu cầu họ kể các câu chuyện về các thành viên trong gia đình họ, chuyện thời trẻ của họ… bạn đừng ngại vì nghĩ “đây là chuyện riêng tư”, những người lớn tuổi rất thích nói về tuổi trẻ của mình.
- Hỏi  ý kiến của họ về vấn đề gì đó mà bạn đang quan tâm, ví dụ “cháu nghe nói rất nhiều bạn trẻ đi phá thai lúc mới 17-18 tuổi. Thời của bác thì sao ạ?…”
Có rất nhiều chủ đề để nói, bạn chỉ cần nắm được điểm này: nếu người lớn tuổi hợp tính cách, quan điểm với bạn, hãy nói về các vấn đề chung của xã hội, sở thích chung của hai người. Nếu bạn còn chưa biết họ tính khí ra sao thì hãy hỏi thăm họ là chính. Tránh đưa ra thảo luận vấn đề vì đôi khi đó không phải là điều họ biết/quan tâm nên có thể cuộc nói chuyện sẽ gặp trục trặc.

Đừng e ngại khi phải đến thăm người lớn tuổi: nói chuyện với họ không nhàm chán như bạn tưởng đâu. Hãy tập cho mình sự lễ phép và biết cách quan tâm người khác nhé!

6 Cách Hạn Chế Mâu Thuẫn Với Đồng Nghiệp

Khi bước vào công sở làm việc, không ai có thể làm việc độc lập một mình được mà phải có sự hỗ trợ, tương tác của một tập thể hay nói rõ hơn là làm việc theo nhóm. Phối hợp “ăn ý” và hiệu quả cao với các cộng sự là một điều thật sự khó khăn.



Những yếu tố quan trọng của làm việc nhóm đã được tổng kết bằng 4 bước đơn giản sau:
• Tự tin giao tiếp với mọi người
• Thường xuyên gặp gỡ, giao lưu với mọi người
• Hoàn thành những kế hoạch đã đề ra
• Tuân thủ các nguyên tắc trong giao tiếp
Nguyên tắc cơ bản trong làm việc nhóm là thường xuyên và bám sát đồng nghiệp một cách phù hợp. Nếu như sự giao tiếp ban đầu với đồng nghiệp tạo được ấn tượng tốt đẹp thì họ sẽ rất sẵn sàng để nghe bạn kể về những dự định của mình. Bạn hãy nhớ rằng, những ý kiến của đồng nghiệp đưa ra rất có ích trong việc phát triển những dự định của bạn.
Tại sao cần phải làm việc theo nhóm?
Làm việc theo nhóm là một phương cách có tác dụng rất lớn để xây dựng những mối quan hệ chuyên nghiệp. Nó như một quá trình thúc đẩy hoạt động giao tiếp và tạo nên những cách để thu thập thông tin phổ biến và hữu ích nhất cho công việc.
Thiếu tự tin khi giao tiếp
Nhiều người thường dè dặt khi tiếp xúc với những người khác vì sợ gây ấn tượng xấu hoặc sợ họ nghĩ bạn nhờ họ giúp đỡ. Nhưng thực tế, đa số mọi người đều cảm thấy vui vẻ khi làm việc cùng với những người khác. Trong phỏng vấn tuyển dụng, hầu hết sai lầm của các ứng viên là họ không chuẩn bị đầy đủ “can đảm” cho các cuộc phỏng vấn dẫn đến việc ấp úng không trả lời được các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Thận trọng với những sai lầm trong làm việc nhóm
Khi bạn tiếp cận với đồng nghiệp, bạn bè, những người thân trong gia đình hoặc người lạ, bạn nên bày tỏ mục đích của mình một cách rõ ràng, tự tin và trình bày thật thuyết phục.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn hạn chế bất đồng với đồng nghiệp:

 1.Đừng nghĩ rằng đồng nghiệp không ưa mình.
 Cho dù tại đồng nghiệp không đưa cho bạn báo cáo đúng hạn khiến bạn bị sếp nhắc nhở mà mặc định cho rằng anh/cô ấy ghét và muốn chơi xấu bạn. Hãy bình tĩnh và giữ thái độ trung lập, khách quan. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra nhận xét. Có thể người đồng nghiệp kia không biết sắp xếp thời gian, không nhớ rõ thời hạn nộp báo cáo hoặc họ đang bị "quá tải" với phần việc của mình dẫn tới sự chậm trễ đó.
 2.Đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp.
 Bạn nên chú ý tới phong cách làm việc của đồng nghiệp để có thể hợp tác hiệu quả hơn với họ. Lưu ý rằng bên cạnh việc tìm hiểu cách thức giao tiếp và sở thích cá nhân, bạn cũng cần chú ý tới những khó khăn và áp lực họ phải đối mặt. Bạn sẽ có sự đồng cảm và thấu hiểu nếu biết rõ hơn vai trò của đồng nghiệp.
 3.Rạch ròi trong từng nhiệm vụ.
 Mâu thuẫn sẽ gia tăng qua từng bất đồng tưởng chừng rất nhỏ như người này làm "nhầm" phần việc của người kia hay người này tị nạnh người kia vì phần việc nhiều hơn... Để tránh những tình huống như vậy, mọi người cần họp lại với nhau và thống nhất phần công việc cụ thể của từng người. Sau đó, thường xuyên cập nhật tình hình và kiểm tra tiến độ chung.
 4.Chấp nhận cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của đồng nghiệp.
 Chỉ đánh giá cao điểm mạnh mà coi thường những khía cạnh khác của đồng nghiệp cũng không thể giúp bạn có mối quan hệ hoà hảo. Không có ai là người hoàn hảo, đồng nghiệp cũng vậy và ngay bản thân bạn chắc chắn cũng có nhiều thiếu sót. Do đó, mọi người cần chấp nhận bản chất thật của nhau theo xu hướng tích cực. Chẳng hạn, đồng nghiệp của bạn là người xuề xoà, không cẩn thận câu chữ trong bản báo cáo. Nhưng trái lại, anh ấy lại có khả năng thuyết phục tốt và được nhiều khách hàng quý mến.
 5.Góp ý cho đồng nghiệp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
 Khi đồng nghiệp làm sai và việc đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới bạn, hẳn nhiên bạn sẽ phải lên tiếng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những ý kiến của bạn mang tính xây dựng và trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp. Chú ý tới nội dung và cách bạn nói. Chỉ cần bạn thể hiện sai, hậu quả là mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể không thể giải quyết.
 6.Không để mâu thuẫn kéo dài.
 Khi có bất đồng với đồng nghiệp, hãy nhanh chóng tìm cách giải quyết trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Bạn cũng nên chủ động hành động thay vì cho rằng đồng nghiệp mới là người phải lên tiếng trước.
 Trong cuộc sống công sở, sẽ có những người xấu tính, cố tình khiến bạn gặp khó khăn. Khi đó bạn sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài chia sẻ và xin tư vấn từ sếp. Dù cho tình huống là gì, hãy nhớ bí quyết cư xử với mọi người là linh động, ngoại giao và cảm thông.

Cách Giúp Bạn Hòa Đồng Hơn



Chào bạn,



Bạn muốn phương pháp nào để thực tế, khả thi mà vận dụng đúng không  ?
Thế thì bản thân bạn phải chịu khó thực hành rồi !hi
Dù cho có hàng tỷ lời khuyên đi chăng nữa mà bạn không thực hành thì đó cũng chỉ vẫn là lí thuyết nằm gọn gàng trên giấy mà thôi bạn à ...
Bạn có thể tìm cho mình những người bạn hướng ngoại, bạn không nhất thiết phải thân thiết với họ vì người sống nội tâm thì khó mà chấp nhận đưa vào danh sách trong từ điển của bản thân được !
Và bạn hãy tập mỉm cười trước đi cái đã. Hãy mỉm cười trước gương thường xuyên như bài tập về nhà của bạn.


Muốn rèn luyện sự tự tin thì phải biết mình tự ti ở đâu để mà khởi hành chuyến tàu đi đến " ga tự tin ".

Bạn có thể tìm hiểu thêm những người thành công và thành đạt cốt để tìm tòi và học được những gì từ họ...
Có rất nhiều lời khuyên. Chính vì thế bạn hãy có 1 cái " lọc thông minh " để nhận ra cái gì cần thiết cho bản thân mình.
Hãy giao tiếp với mọi người xung quanh. Bạn không nhất thiết phải buôn dưa lê với họ ngày này tháng nọ khi mà bạn không thân, không có đủ thời gian lãng phí rất vớ vẩn kia ! Chỉ cần hỏi thăm , chào hỏi nhau thôi cũng giúp cho bạn phần nào về hạn chế tính nhút nhát, mở rộng mạng lưới quan hệ của bản thân...
Ngoài ra, bạn hãy đi tìm các câu lạc bộ nào mà bạn cảm thấy hứng thú, có chung đam mê - sở thích thì tự động bạn sẽ bị hút vào trong thỏi nam châm ấy và điều tất yếu là bạn cũng sẽ dần quên mất mình là cái đứa chả nói được nửa lời.

10 Cách Để Bạn  Hòa Đồng Với Người Khác:
1. Cẩn thận lời nói khi nói chuyện với người khác, nói ít hơn những gì bạn suy nghĩ. 
2. Hãy vui vẻ. Đừng lấy chuyện nhỏ làm chuyện lớn. Khi không vừa ý một cái gì hay điều gì đừng làm bé xé ra to . 


3. Đừng có hứa nhiều, thà hứa ít mà giữ đúng lời hứa .

4. Lời nói không mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 
5. Hãy thích thú vào công chuyện của người khác như là chuyện gia đình, công ăn việc làm, sở thích, khát vọng, tình yêu, vv... Biết lắng nghe và thông cảm với mọi người . 
6. Đừng có đầu óc bảo thủ, cho rằng mình lúc nào cũng đúng, hãy tôn trọng ý kiến của người khác mặc dù mình không đồng ý. Tránh tranh cãi hơn thua khi bàn luận một chuyện gì. Không chỉ trích cá tính của người khác. 
7. Sống làm sao mà người khác không thể nói xấu sau lưng mình được ( hơi khó à nha ^^ ) 
8. Không nên nịnh bợ kẻ trên và coi thường kẻ dưới . 
9. Đừng lo lắng về khả năng làm việc của mình. Hãy làm những gì bạn có thể làm và kiên nhẫn. 
10. Hãy cẩn thận tới những suy nghĩ, lo lắng của người khác. Đừng ôm đồm, lấy chuyện của người ta làm chuyện của mình.

Để nâng cao kĩ năng mềm các bạn hãy tham gia các hoạt động như dã
ngoại, cắm trại, chơi các trò chơi tập thể, đội nhóm... Ban đầu có thể bạn nghĩ như vậy là vô ích, là mất thời gian... Nhưng không phải vậy, chính những lúc đi chơi cùng bạn bè, chơi những trò chơi tập thể sẽ giúp bạn nâng cao kĩ năng of bản thân và tạo cho bạn một mối quan hệ rộng hơn và v.v.. rất nhiều lợi ích vô hình khác mà tự bản thân bạn sẽ nhận ra khi tham gia các hoạt động. Theo ý nghĩ chủ quan của mình thì những hoạt động như vậy chiếm hơn 60% trong việc nâng cao kĩ năng mềm of bạn. Chúc các bạn thành công...

Giao Tiếp

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: 1. Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; 2. Hiểu biết lẫn nhau; 3. Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.

Theo hoạt động.

Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:
  • Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,…và cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.
  • Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,…đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa xếp và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo...).
  • Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.

Theo tính chất

Xét về hình thức tính chất giao tiếp có 4 loại:
  • Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động,..) trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác như: thư từ, fax, email,…
  • Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương (hai người giao tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập thể)và giao tiếp xã hội (quốc gia, quốc tế,..).
  • Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp chính thức là loại hinh giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường.
  • Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh...
Giao tiếp Quốc Tế   Ngày này khi nói đến giao tiếp Quốc Tế, chúng ta thường nghĩ đến giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc Tế, được sử dụng rộng rãi cả về mặt số người sử dụng cũng như các lĩnh vực sử dụng.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của tiếng Anh, Việt Nam đang nỗ lực nâng cao giáo dục và đào tạo Tiếng Anh. Tiếng Anh được đưa và các trường học từ rất sớm. Ngoài ra, còn có nhiều cơ sở đào tạo Tiếng Anh, đang nỗ lực góp phần vào công cuộc phát triển kỹ năng tiếng Anh cho mọi người. Tuy nhiên, để học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả, chúng ta cần lưu ý đến Phương pháp dạy và hoc Tiếng Anh, cững như phái tìm cơ sở đào tạo tốt. Tuy nhiên, khi chọn cơ sở đào tạo, chúng ta cần luôn cân nhắc đến khả năng về tài chính, thời gian...đặc biệt là người đi làm (luôn bận rộn, có ít thời gian để học). Người đi làm, nên chọn những cơ sở chuyên đào tạo tiếng Anh cho người đi làm, để có môi trường học, phương pháp học phù hợp nhất.
Tag : ,

- Copyright © Cẩm Nang Cuộc Sống. - Skyblue - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -