- Back to Home »
- GIAO TIẾP »
- Giao Tiếp
Posted by : Unknown
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: 1. Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; 2. Hiểu biết lẫn nhau; 3. Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Theo hoạt động.
Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:
- Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,…và cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.
- Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,…đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa xếp và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo...).
- Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.
Theo tính chất
Xét về hình thức tính chất giao tiếp có 4 loại:
- Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động,..) trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác như: thư từ, fax, email,…
- Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương (hai người giao tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập thể)và giao tiếp xã hội (quốc gia, quốc tế,..).
- Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp chính thức là loại hinh giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường.
- Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh...
Giao tiếp Quốc Tế Ngày này khi nói đến giao tiếp Quốc Tế, chúng ta thường nghĩ đến giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc Tế, được sử dụng rộng rãi cả về mặt số người sử dụng cũng như các lĩnh vực sử dụng.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của tiếng Anh, Việt Nam đang nỗ lực nâng cao giáo dục và đào tạo Tiếng Anh. Tiếng Anh được đưa và các trường học từ rất sớm. Ngoài ra, còn có nhiều cơ sở đào tạo Tiếng Anh, đang nỗ lực góp phần vào công cuộc phát triển kỹ năng tiếng Anh cho mọi người. Tuy nhiên, để học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả, chúng ta cần lưu ý đến Phương pháp dạy và hoc Tiếng Anh, cững như phái tìm cơ sở đào tạo tốt. Tuy nhiên, khi chọn cơ sở đào tạo, chúng ta cần luôn cân nhắc đến khả năng về tài chính, thời gian...đặc biệt là người đi làm (luôn bận rộn, có ít thời gian để học). Người đi làm, nên chọn những cơ sở chuyên đào tạo tiếng Anh cho người đi làm, để có môi trường học, phương pháp học phù hợp nhất.