Các chủ đề
- LÀM ĐẸP (9)
- GIAO TIẾP (4)
- HỌC TẬP (4)
- NGHỀ NGHIỆP (4)
- TÌNH YÊU-GIA ĐÌNH (4)
- ẨM THỰC (4)
Bài viết xem nhiều nhất
-
Chúng tôi chuyên thiết kế web tại quảng ninh với chi phí hợp lý - Website chuyên nghiệp - Phục vụ khách hàng Tận tình - Chính sách bảo hà...
-
Những nghiên cứu về hành vi mua hàng đều cho thấy, quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Và ở mỗi loại hàng hóa kh...
-
Dịch vụ SEO website bán hàng - SEO là từ đã dần quen thuộc với nhiều người làm website, đặc biệt với những website bán hàng. SEO góp ...
Được tạo bởi Blogger.
Tổng số lượt xem trang
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỌC TẬP. Hiển thị tất cả bài đăng
Sinh Viên Và Cách Học Nhóm Hiệu Quả
Đào tạo theo quy chế tín chỉ đang dần được áp dụng ở các trường đại học ở Việt Nam và bước đầu đã chứng tỏ được ưu thế so với phương thức đào tạo theo niên chế. Một trong những phương pháp học quan trọng trong đào tạo theo tín chỉ là phương pháp học theo nhóm…
Ưu điểm của việc học nhóm
Là sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ chắc hẳn các bạn đã biết và quen với những khái niệm như: bài tập nhóm, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm…
Là sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ chắc hẳn các bạn đã biết và quen với những khái niệm như: bài tập nhóm, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm…
Nhưng không phải với bất kì sinh viên, hay nhóm sinh viên nào cũng khai thác hết được tính tích cực của phương pháp học tập này. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ chính những người sinh viên, hay đôi khi từ những lí do khách quan khác.
Những ưu thế từ phương pháp học tập này hầu như sinh viên nào cũng nhận thức được và không thể phủ nhận. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó sinh viên phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này.
Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể.
Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giảng viên đề ra cho sinh viên mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của sinh viên. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
Học nhóm không hiệu quả, tại sao?
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm sinh viên cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Vậy nguyên nhân vì sao?
Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm sinh viên cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Vậy nguyên nhân vì sao?
Thứ nhất, một số sinh viên coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra. Và kết quả là “cha chung không ai khóc”. Nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác… Điều ấy thật sai lầm. Vì bạn đang tự hao tốn thời gian của mình một cách vô ích.
Thứ hai, học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Sự làm việc này tương tự như sự hoạt động của một dây chuyền sản xuất. Dây chuyền sẽ không thể hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả nếu một bộ phận không làm việc hoặc làm việc không đúng chức năng. Nếu một thành viên trong nhóm không làm việc như đã phân công sẽ dẫn đến công việc nhóm sẽ bị ngưng trệ.
Nguyên nhân thứ ba, đó là sự phân công công việc không rõ ràng. Đôi khi một thành viên trong nhóm phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, trong khi có thành viên không có việc gì để làm.
Công việc của nhóm thường bị dồn quá nhiều cho nhóm trưởng, thậm chí sản phẩm đôi khi là kết quả của riêng nhóm trưởng chứ không phải là sản phẩm của cả nhóm. Ngược lại, đôi khi người nhóm trưởng “ôm” quá nhiều công việc về mình dẫn đến những thành viên khác “tự ái” và kết quả là sự bất hợp tác.
Làm thế nào để học nhóm tốt?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới phương pháp học tập này không đạt hiệu quả. Cả nguyên nhân khách quan và cả từ bản thân người học. Vậy làm thế nào để phương pháp học tập nhóm đạt hiệu quả cao nhất?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới phương pháp học tập này không đạt hiệu quả. Cả nguyên nhân khách quan và cả từ bản thân người học. Vậy làm thế nào để phương pháp học tập nhóm đạt hiệu quả cao nhất?
Trước hết là sự phân công công việc hợp lí. Điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả năng chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công việc được phân chia rõ ràng cho từng thành viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc.
Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân sinh viên nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”… Chỉ khi nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng.
Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.
Với chiếc máy tính nối mạng, bạn có thể chat voice để thảo luận, học nhóm cùng bạn bè ở khắp nơi vừa tiết kiệm thời gian, lại thực sự hiệu quả! Hãy chuẩn bị cho mình một thái độ học tập nghiêm túc và một nhóm học hiệu quả! Hi vọng với những chia sẻ trên một phần giúp các bạn sinh viên tìm được hứng thú trong việc học tập nhóm, đặc biệt là sự hiệu quả trong học tập với phương thức này!
Phương Pháp Học Tiếng Anh
7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh
Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông.
1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói
Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.
2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào.
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.
Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.
3. Học cách ghi nhớ.
Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.
4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh.
Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.
5. Hãy nối mạng.
Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.
Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.
6. Học từ vựng một cách có hệ thống.
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: shopping, holidays, money vv…
Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...
Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...
Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..
7. Bạn hãy phấn khích lên.
Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.
Tag :
HỌC TẬP,
HỌC TIẾNG ANH,
Phương Pháp Học Lập Trình
Để học lập trình, trước tiên chúng ta phải hiểu ngôn ngữ lập trình là gì?
Định nghĩa (theo [Loud 94], T.3): Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống được ký hiệu hóa để miêu tả những tính toán (qua máy tính) trong một dạng mà cả con người và máy đều có thể đọc và hiểu được.
Theo định nghĩa ở trên thì một ngôn ngữ lập trình phải thỏa mãn được hai điều kiện cơ bản là:
- Phải dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người lập trình, để con người có thể dùng nó giải quyết các bài toán khác.
- Miêu tả một cách đầy đủ và rõ ràng các tiến trình (tiếng Anh: process), để có thể chạy được trên các máy tính khác.
Một tập hợp các chỉ thị được biểu thị nhờ ngôn ngữ lập trình để thực hiện các thao tác máy tính nào đó thông qua một chương trình. Các tên khác của khái niệm này nếu không bị lầm lẫn là chương trình máy tính hay chương trình điện toán.
Như vậy, có thể hiểu thoáng hơn: Ngôn ngữ lập trình là một tập các qui tắc để biểu diễn ý tưởng của mình cho máy tính hiểu. Để thực hiện điều đó, cần làm theo các bước sau:
1. Thuật toán hóa các giải pháp : để giải quyết vấn đề nên biểu diễn thành các bước, sau đó bắt đầu chuẩn hóa các bước đó,…Ở bước này không quan tâm đến ngôn ngữ lập trình là gì mà chỉ cần biểu diễn bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Ví dụ: Tính tuổi của 1 người
-B1: Anh sinh năm bao nhiêu?
-B2: Năm hiện tại là bao nhiêu?
-B3: Lấy năm hiện tại - năm sinh
-B4: Nói với anh ấy là .. tuổi
Tinh chỉnh, diễn đạt thuật toán:
-B1: Nhập năm sinh của bạn : là a
-B2: Lấy năm hiện tại là b
-B3: Tuổi của bạn là b-a
Ví dụ : Thuật toán giải phương trình bậc nhất : ax + b = 0, ta đi qua các bước:
-B1: Nhập vào 2 hệ số a và b.
-B2: Xét điều kiện a = 0 ?
Nếu đúng là a = 0, thì đi đến bước 3. Nếu không, nghĩa là a ( 0, thì đi đến bước 4.
-B3: Xét điều kiện b = 0 ?
Nếu b = 0, thì báo phương trình có vô số nghiệm. Ði đến bước 5.
Nếu , thông báo phương trình vô nghiệm. Ði đến bước 5.
-B4: Thông báo phương trình có một nghiệm duy nhất là x = - b/a.
-B5: Ngưng thuật toán
Trong bước này, chúng ta hãy tập cách phân tích mọi vấn đề, ta phải phân tích và trả lời được:
- Đầu vào của vấn đề là gì? Ví dụ: Năm sinh của bạn, Năm hiện tại
- Đầu ra mong muốn của vấn đề là gì? Ví dụ: Tuổi của bạn.
- Làm thế nào để có đầu ra mong muốn đó? Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra cách giải quyết vấn đề đó. Ví dụ: Tuổi = Năm hiện tại – Năm sinh.
2. Biển diễn thuật toán bằng lưu đồ:
Biểu diễn ý tưởng của mình thông qua 1 hệ thống kí hiệu đơn giản. Hãy thử biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ và chạy thử lưu đồ có cho ra kết quả mong muốn không?

Ví dụ: Thuật toán giải phương trình bậc nhất, ta có thể trình bày với lưu đồ sau:

Cứ thực hiện 2 bước trên cho đến khi thành thạo. Khi đã tự tin với 2 bước trên, thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã thông thạo về việc biểu diễn ý tưởng. Vấn đề còn lại là biểu diễn chúng bằng cái gì (ngoài lưu đồ)?
3. Học một ngôn ngữ lập trình (học cơ bản):
Đầu tiên hãy chọn 1 ngôn ngữ thông dụng như C,C++,.. Chúng ta chọn một quyển sách thật cơ bản về ngôn ngữ đó, học những cái cơ bản nhất: ví dụ tương ứng với các kí hiệu của lưu đồ thì trong ngôn ngữ lập trình biêu diễn sao. Sau khi đã thuộc các cú pháp và các từ khoá, các lệnh thông dụng,.. hãy bắt đầu biểu diễn thử các thuật toán đơn giản nhất mà chúng ta đã biểu diễn lưu đồ. Sau đó compile (biên dịch) và run (thực thi) thử, lúc này chỉ có một số syntax error (lỗi cú pháp) và một số lỗi nhỏ (ít khi xảy ra lỗi logic), hãy cố gắng đọc các thông báo và sửa lỗi (giúp chúng ta tránh những lỗi này cho lần sau),... và cứ thế hãy bắt đầu thực hiện các bài toán phức tạp hơn.
4. Sử dụng các hàm, các thư viện có sẵng:
Để thành thạo một ngôn ngữ, không những biết các lệnh cơ bản mà còn biết được trong ngôn ngữ đó nó đã hỗ trợ những gì? đã được xây dựng chưa?
Để làm được điều này cần phải rèn luyện nhiều, và khi gặp một vấn đề hãy bỏ thời gian tìm kiếm và sưu tầm lại hoặc học tập từ những người đã lập trình có kinh nghiệm.
Một khi đã thành thạo và tự tin với Bước 1 và 2 chúng ta đã có thể làm được bất kỳ ngôn ngữ nào (chỉ cần thực hiên lại Bước 3 và 4). Trong khi học tuyệt đối nên bỏ qua bước 1 và 2, khi bỏ quả bước 1 và 2 chúng ta đang đi lạc vào một thế giới khác, không có định hướng.
Hy vọng với bài giới thiệu này, phần nào giúp các em yêu thích và học lập trình hiệu quả.
Chúc các bạn thành công.
Tag :
HỌC LẬP TRÌNH,
HỌC TẬP,
Học Tập
- Tiên học lễ, hậu học văn.
- Học đi đôi với hành.
- Học đâu, biết đó.
- Học một, biết mười.
- Học trong quá khứ, sống trong thực tại, chuẩn bị cho tương lai.
- Việc học như đi thuyền trên dòng nước ngược. Không tiến ắt sẽ lùi.
- Học mà không chơi là chôn vùi tuổi trẻ.
- Chơi mà không học thì mất cả tương lai.
- "Học thầy, học bạn, vô vạn phong lưu." (Tục ngữ dân tộc Thái–Việt Nam)
- "Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình." (Socrates)
- "Không bỏ ra một công phu nhất định thì không có khả năng khám phá sự thật và ai sợ mất công sức thì không có khả năng lĩnh hội được chân lý."
- "Học, học nữa, học mãi." (V.I. Lenin)
- "Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời." (F. Engels)
- "Một ngày ngồi trách móc sao bằng một giờ làm việc. Một giờ này làm lòng ta nhẹ và túi ta nặng." (Benjamin Franklin)
- "Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người." (A. Einstein)
- "Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học."
- "Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người." (Ngạn ngữ Nga)
- "Bé chẳng học, lớn làm gì?" (Ngạn ngữ Trung Quốc)
- "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc." (Ngạn ngữ Gruzia)
- "Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời." (Ngạn ngữ phương Tây)
- "Ngủ dậy muộn thi phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời." (Ngạn ngữ Trung Quốc)
- "Tri thức là sức mạnh" (F. Bacon)
- "Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt" (Hồ Chí Minh)
- "Học không biết chán, dạy người không biết mỏi" (Khổng Tử)
- "Học tập là một việc suốt đời" (Hồ Chí Minh)
- "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" (Tục ngữ Việt Nam)
- "Bất kỳ ai dừng học đều già, dù anh ta ở tuổi hai mươi hay tám mươi. Bất kỳ ai đang học tập đều trẻ. Điều vĩ đại nhất trong cuộc sống là giữ tâm hồn bạn trẻ trung" (Henry Ford)
Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ “Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì” để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán… Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ – 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.
2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học
Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:
Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.
+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.
+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?
3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong
Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt “cuộc càn quét” lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý… mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.
Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.
+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.
+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?
3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong
Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt “cuộc càn quét” lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý… mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.
Tag :
HỌC TẬP,